Tính hiệu lực và tính có cơ sở Suy diễn logic

Các luận cứ suy diễn có thể có hiệu lực hoặc không có hiệu lực. Các luận cứ có hiệu lực tuân theo các quy tắc đã định trước. Đối với tính hiệu lực, việc các quy tắc định trước đúng hay sai không được xét đến. Do đó, các kết luận có hiệu lực không nhất thiết là kết luận đúng, và các kết luận không có hiệu lực có thể không sai.

Khi một luận cứ vừa có hiệu lực vừa đúng, nó được coi là có cơ sở (sound). Khi nó có hiệu lực, nhưng không đúng, nó được coi là không có cơ sở.

Ví dụ:

Suy diễn có hiệu lực:

Do Socrates là một người,và do tất cả mọi người đều không bất tử,do đó Socrates cũng không bất tử.

Suy diễn trên còn được coi là có cơ sở, do hai tiền đề "Socrates là người" và "tất cả mọi người đều không bất tử" là đúng.

Suy diễn không có hiệu lực:

Tất cả các thí sinh thi trượt đều không được học bổng,tất cả các thí sinh đỗ vớt đều không được học bổng,do đó tất cả các thí sinh đỗ vớt đều thi trượt.